CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

TÁT NƯỚC ĐÊM TRĂNG



TÁT NƯỚC ĐÊM TRĂNG

                     “Em múc trăng vàng đổ chốn nao
                      Cùng ta chung tát một đầu gầu”?           
          Chiều muộn, khi trăng chênh chếch mái đầu, một cô gái đang bên đường chuẩn bị thả gầu xuống nước, chờ tát nước cùng nhân tình hay người bà con nào đó thì một thi sí nghiệp dư đi qua, cảm cảnh lãng mạn đêm trăng được tát nước với người tình thì thú vị biết bao, anh ta thốt lên hai câu thơ để xin cô gái cùng tát. Cô gái mặc dù e then nhưng  cũng kịp trấn tỉnh để trả lời thi sĩ nghiệp dư:
                Trăng vàng em múc dưới ao,
           Có người chung  tát  đầu gầu rồi anh.
        Thì ra cô gái đang cùng đi tát nươc vói người tình. Hai câu thơ tuy không hay nhưng nói lên được cô ta đang hạnh phúc sắp cùng người tình tát nước đêm trang đầy lảng mạn nầy và khéo léo từ chối.
        Sau những giờ phút nhọc nhằn với công việc, tối về, những cặp tình nhân có cơ hội tâm sự với người yêu thì thật không gì bằng. Đôi trai gái vưa tát nước vừa cùng trò chuyên rồi vô tình đã múc đổ đi ánh trăng vàng lấp lánh dưới ao làm trăng tung tóe.
        Ở quê tôi, khi vụ chiêm xuân lúa từ con gái, bắt đầu có đồng đồng là lúc lúa rất cần nước, tranh thủ buổi tối không làm gì, từng cặp, từng cặp xách gầu ra đồng tát nước tưới thêm cho lúa. Ruộng thường cao hơn ao, không thể cơi cho nước vào được mà phải tát.
Một con ao dài chừng 500 mét rộng khoảng 2,5 mét, sâu độ 0,8 mét, nước luôn luôn đầy. Trên bờ là con đường đi rộng rãi thoáng mát, dọc theo con đường, có một vài cây dương liễu hay một vài cây mưng rũ bóng. Đêm về không khí mát mẻ, sót lại những cơn gió lào mơn man nhẹ hôn lên đôi má như  thì thầm nhắc lại chuyện hai người. Trong đêm thanh, tiếng nước đổ vào mương nghe lao xao lạc xoạc. Cũng có thể là hai cha con, hai mẹ con, hai anh em… nhưng chuyện trò trong đêm rất rộn rã cả một đoạn đường.
        Làng tôi, nước thường thấp hơn ruộng nên người ta hay tát gầu giai, với lại tát gầu giai phải có hai người, một người không tát được, trong lúc đó gầu sòng chỉ tát một người hay xe đạp nước thì một hay hai ngưới cũng đuọc. Gầu giai, một “trộ” (chỗ) tát có thể tát hai gầu (hai đôi gầu, bốn người cùng tát). Có câu ca dao :

 
   “ Ruộng sâu tát một gầu giai,
            Ruộng cạn thì tát đến hai gầu sòng”.

        Ý nói  ruộng sâu, gầu sòng đưa nước không lên cao được, chỉ tát được ruộng cạn hoặc ruộng ngang nhau. Còn gầu giai tát ruộng nào cũng được.
        Gầu giai là loại gầu người ta đan bằng tre, miệng  tròn, lưỡi bằng tre mỏng, to cỡ bốn phân, khoanh tròn ép phần tre đan vào trong để khỏi vướng cỏ rác, đất bùn. Đít ngang độ 25 phân, gầu được kiềng bằng một khung tre, nức chặt vào nhau, dây gầu cũng bằng tre non chẻ ra lấy phần ngoài, “chún” (xoắn ) lại, một đầu ccoj vào tay nắm, cũng làm bằng tre rỗng lỗ, chừng 10 phân, dây luồn qua ống tre đó để khi cầm tát khỏi  đau, phồng tay. Bốn dây, cột vào đít gầu hai sợi, vào trước lưỡi hai sợi, dài ngắn tùy theo chỗ tát cao hay thấp, đối với ruộng, đứng gần hay xa chỗ tát, thường dài khoảng 2,5 mét, dây đít là dây đổ, dài hơn dây miệng 10 phân dùng để múc. Hai người tát đứng hai bên chỗ tát, xây mặt vào nhau, đứng dang chân ra sau, người tát, đit hơi nghiêng về phía đổ nước, chân trước làm trụ. Người đứng bên phải thì chân phải phía trước làm trụ, người đứng bên trái thì chân trái đứng trước làm trụ. Cách tát thì hơi khó diễn tả,  phải tập mới biết, chứ bình thường chưa bao giờ tát thì tát không được, có khi bị té xuống trộ tát
        Gầu sòng, thì rườm rà hơn, người ta cũng đan bằng tre, như cái máng, dài chừng một mét đến hai mét, cái lớn, trước cũng có lưỡi tròn, phần thân trước lưỡi chừng 2/3 lưỡi, phía đít được đan bít để chắn nước ra sau. Một cái cán dài hơn thân gầu chừng 80 phân để vừa điều khiển múc nước vừa điều khiển đổ nước. Để tát nước người ta dùng ba cây tre (cây gì thẳng cứng là được), cột chụm lại phía trên cho chắc, đừng tuột, dưới  chảng ra ba chỗ. Một sợi dây có móc, móc từ chỗ ba cột chụm lại đó,  đầu kia móc vào cán đã có cái vòng cột sẳn. Người tát đứng đàng sau cầm cán chúc xuống múc xuống tạt nước ra hía trước. Rất dễ. Gầu sòng có loại nhỏ hơn, chừng một mét, lưỡi hình bán nguyệt, cán phía sau dài  khoảng 30 phân, khỏi làm bộ ba cây chống, người tát, thân làm chống, một tay cầm giữa cán, một tay cầm phía sau, hai tay cùng điều khiên múc và tạt nước ra trước.
        Xe đạp nước thì sự vận hành, sử dụng lại khỏe khoắn hơn không bị dơ, hoàn toàn làm bằng gỗ. Người ta lấy ba tấm ván dài khoảng ba mét, đóng thành một cái máng, hai tấm hông rộng chứng 40 phân mỏng 1phân cho nhẹ, tấm đáy rộng 20 dày độ 2,5 phân, khoảng 40 phân đóng một để giữ cho hai hông thẳng,  cứng. Khoảng 30 lá quạt, mỗi lá rộng 15 phân, dài 22 phân,  mặt trước  phảng, mặt sau rôm lên , quanh mí mỏng 0,5 phân, giữa dày 2,5 phân, co một trục ở chính giữa dài 20 phân nối từ lá này đến lá khác tạo thành vòng dây xích. Hai trục , một  gác phía trên, một trục nphía dưới nước, trục trên dài để gắn thêm hai bộ chân đạp. trục tròn đường kính 10 phân, trục dưới dài khoảng 30 phân, hai đầu nhỏ lại, nối với hai đoạn sắt bằng ngón tay đóng kỷ vào trong trục gỗ  để khi vận hành chậm mòn hơn gỗ. Ở giữa truc, người ta đóng 6 thanh gỗ vào thật chắc , 6 thanh gỗ nầy dài chừng 15 phân, mỏng 2 phân rộng 4 phân cách nhau thật đều giống như líp xe để khi vận hành nó chống vào giữa chỗ nối hai lá Hai đầu trục này tựa lên hai thanh gỗ khác có đục lỗ tròn lọt đoạn sắt để giữ  cho khỏi văng ra. Hai thanh gỗ nầy được đóng xuống đất ngang mặt nước ngay đầu dưới máng. Trục trên dài độ 1,2 mét. Chính giữa cũng giống trục dưới, hai bên, đóng thêm mỗi bên 6 thanh gỗ khăc lớn hơn chắc hơn để đạp. Trục trên nầy giống đĩa xe đạp, các lá là sợi dây xích, xích nầy chay trong máng, trục cũng đưa vào lỗ tựa hai cây gỗ nhưng cao và chắc vì máng gác xuôi từ dưới nước, đưa nước lên cao hơn do đó trục phải cao. Phía trên đầu máng này ngưới ta gác chéo 4 cây gỗ khác buộc chặt thành hai khung, trên đó kê một thanh gỗ đóng một tấm ván nhỏ để ngồi , trên chút nữa, cột một cây ngang để năm tay.
       Nói thì dài dòng, rườm rà nhưng vận hành thì đễ dàng. Tất cả đã buẩn bị đâu vào đó, nghĩa là đã  đem dụng cụ đến chỗ tát nước đạt đâu vào đấy, tát một người thì ngồi một bên, đạp có nặng hơn, tát hai người thì cả hai ngồi hai bên, hai chân đặt lên chỗ đạp, đạp lui, khi trục trên xoay xích chạy làm trục dưới chạy, các lá mang nước đẩy dưới lên, khi xích cuộn khỏi máng thì nước đổ ra phía trên ruộng hoặc mương dẫn. Chỉ có thế thôi. Tát nước bằng xe đạp nước thị vui hơn vì ngồi gần sát nhau, nói chuyên nhỏ to đều nghe được. thậm chí chân vẫn đạp nhưng tay…
       Tôi thì tất cả công việc nhà nông ngày xưa ở thôn quê đều đẳm hết rồi nên thứ gì cũng biết cả, từ chăn trâu, bò, giữ vịt, cày. bừa, cuốc ruộng, bàn đất, đánh, đắp vồng khoai, gặt lúa, gánh lúa, cấy lúa cho đến tát nước bằng xe, tát gầu sòng, gầu giai, tát gầu đôi, tát đuổi, tát đua đều sành sỏi nên khi nhớ lại, viết bài nầy mà cảm thấy niềm vui tát nước ngày đó như còn sót lại làm tâm trạng vui vui nhớ nhớ một thời chân bùn tay lấm vừa đi học, vừa về nhà phụ giúp cha mẹ































TẶNG BÁC HOÀNG ĐẰNG - Điếu Ngao



LÃO GÀN
(Kính tặng Bác "Lão Gàn" - Điếu Ngao

Xưng gàn sao chẳng thấy chi gàn
Bè bạn khắp nơi luôn hỏi han
Bục giảng bao năm còn khỏe khỏe
Ra ngoài một chút đã khàn khàn
Hon da hư hỏng đi không được
Xe đạp ngồi lên lại thở than
Coi bộ lai hy đà rụ cúi
Một trăm muốn đến phải thư nhàn.
                                  Hoàng kim Liên

Bài họa của Hoàng Đằng

ĐÚNG LÀ GÀN!

Theo ban, Lão đây chẳng có gàn.
Cảm ơn thỉnh thoảng hỏi cùng han.
Năm canh khó ngủ, hồn mơ mộng.
Sáu khắc biếng ăn, miệng đắng khàn.
Viết chuyện tầm phào, nhiều bạn thích.
Ra đường quờ quạng, lắm bà than.
Rủ rê hàng xóm xem phim truyện
Giải trí cho khuây lúc ở nhàn ...
                                                 Lão Gàn

Dễ gì gàn nặng hởi thầy Đằng
Đừng có buồn tình nói nhí nhăng
Bè bạn mến thương ông chẳng hết
Học trò ái mộ bác bao năm.
                                      Hoàng Kim Liên