Quê tôi xưa nay chỉ có một nghề duy nhất đó là nghê nông. Khi rảnh rổi có thể đi đốn củi, chăn nuôi vịt. Chăn nuôi trâu bò cũng nhỏ hẹp chỉ để cày kéo hoặc lấy phân.
Có một nghề - nghề phụ mỗi khi nông
nhàn – đó là nghề nơm cá. Họ có ít hoặc thậm chí không có đất đai, ruộng vườn để
canh tác sản xuất, họ lấy nghề bắt cá làm mưu sinh nuôi sống gia đình. Chài lưới
thì chỉ đánh bắt về mùa nướcc lũ, còn nơm cá là sau khi gặt vụ chiêm xuân xong
kéo dài cả nửa năm, cá đang đọng lại giữa bàu, hói, ao, hồ trước đây trồng lúa;
hay rào (sông nhỏ). Ở đây tha hồ nom bắt vì không của riêng ai. Khi hết vụ mùa,
nông dân có thể đi chặt củi, chăn nuôi vịt. Những nghề phụ nhỏ lẻ làm thêm như
nuôi trâu bò, nuôi heo với mục đích kéo cày, lấy phân bón lúa và hoa màu.

Nơm cá nước ngot như cá đô, cá tràu
(cá lóc), cá hẻn (cá trê), cá rô, chúng sống dai, bắt lên cạn vài tiếng đồng hồ vẫn
không chết, người ta rộng lại cho thật nhiều rồi đem đi chợ bán. Còn cá trắng như
cá gáy (cá chép), cá diếc, cá thát lát, cá mè thì ăn hoặc bán ngay trong ngày.
Những người không phải nghề nghiệp, nơm cá về chủ yếu rộng lai để ăn dần khỏi
mua.
Buông
câu, thả lưới, vãi chài, cất rớ, đơm lờ, đơm dẹp, đắp trễ, nơm, soi đối với đa
số dân làm nông chỉ là nghề phụ có tính cách thời vụ cốt để cải thiện bữa ăn
tăng thu nhập cho gia đình.
Vùng chúng tôi, người dân hoàn toàn
làm nghề nông cho nên trong nhà, ai ít nhất là một cái nơm còn nhà đông ngươi
thì hai ba cái. Bởi nơm cũng dễ làm, ai người lớn cũng đều có thể làm đươc cả.
Hơn thua nhau ở chỗ đẹp và xấu mà thôi. Người khéo tay hay chuyên môn làm để bán hay làm theo người khác đặt hàng.
Có đủ cỡ nơm, có cái cao độ 80cm, đường kính rộng chừng 70cm vừa đủ cánh tay
thò vào đến nách dùng để nơm nước sâu và
để băt cá to hơn; nhỏ nhất thì cao chừng 40cm, rộng 30cn để bắt cá nước cạn, cá nhỏ bằng vài ngón tay..
Nơm làm bằng tre kết với mây rừng,
chỉ cần mua mây về chẻ ra thành sợi vót mỏng lấy “kịch” bên ngoài. Tre thì dễ,
ra sau ranh vườn chọn cây nào vừa làm, không già quá khi lên vành khó, dễ gãy;
cây non thì yếu, dễ mục mau hư. Đốn vài cây thì tha hồ làm. Nếu nhà nào không
có tre thì đi xin người có họ vẫn cho.
Lấy khúc gốc khoảng trên 2 mét chẻ lấy
một thanh rộng chừng 2, 5cm, ròng, không mắt để làm vành, chỗ khúc còn lại chẻ
nhỏ ra vót bằng mút đũa xoắn làm đầu nơm còn lại cưa thành khúc như dự định cao
thấp để làm. Tre làm nơm chẻ to chừng 1cm vót lại là vừa, vót một đầu to, có vạt
nhọn để khi chơm dễ lún xuống đất, cá không chui ra được. Đầu kia vót nhỏ dần lại
bằng 1/3 đầu dưới. Một cái nơm làm độ hai ngày là hoàn tất. Làm xong là đem đi
chơm được ngay. Có người kỹ càng hơn, mỗi lần nơm về rửa sạch gác lên gian khói
để bảo quản dùng được lâu.





Công việc nhà nông thì không có việc
gì mà tôi không làm đến vì tôi sinh ra, lờn lên từ nhà nông. Hai mươi lăm năm,
tuổi thơ, học hành, tinh yêu đều phát xuất từ đó. Cho như một phần tư cuộc đời
gắn bó với quê hương cho nên khi về già, tha hương kiếm sống, tôi hay nhớ về những gì ngày xưa mình
từng trải qua ở đó.
Chuyện những sinh hoạt hàng ngày ở
nông thôn ngày trước thì còn nhiều, chưa nói hết được. Đừng nghĩ rầng ngày nay
khoa học phát triển đã giúp cho cược sống con người được sung sướng hơn thì hãy
quên đi quá khứ, chúng ta cũng không nên sống với quá khứ mà chỉ ghi lại những
hình anh cũ để nhớ một thời ông cha kham khổ để tồn tại mới có chúng ta hôm
nay.
Có thể bạn nào đã từng sinh ra, lớn lên ở nông
thôn cũng có thể đồng cảm với người viết. Xin Cảm ơn
Hoàng Kim Liên
Hoàng Kim Liên