Trần Hoàng Ngọc Trâm
Cháu là Trần Hoàng Ngọc Trâm, quê nội ở Gò Công Đông, Tiền Giang; quê ngoại ở Gio Linh, Quảng Trị. Cháu sinh và lớn lên ở Xà Bang, Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu. Cháu chưa một lần về thăm quê nội, quê ngoại. Chúng cháu thừa hưởng di truyền của đôi bên nên học hành cũng tương đối giỏi.
Lâu nay cháu cứ nghĩ là còn trẻ như
chúng cháu mới tổ chức họp mặt lớp cho vui, cho nên có lần thấy Ông, Bà ngoại
chở nhau đi họp mặt bạn bè, trường lớp vào mỗi đầu xuân, cháu ngạc nhiên vô
cùng, cháu cười Ông Bà ngoại : “Ông Bà ngoại già rồi mà còn đi họp mặt trường,
lớp nửa như còn trẻ thế hả?”. Cháu không tin bởi vì chúng cháu còn trẻ, bạn bè
còn đó, trường lớp còn đó rất dễ gặp nhau, thế mà mỗi lần họp chẳng được bao
nhiêu đứa, đậu góp, ăn uống, vui chơi rồi về. Còn bạn bè trường lớp của Ông Bà
ngoại cách đây năm sáu mươi năm, già cả, mỗi người một nơi, xa nhau cách trở
hàng vài ba trăm cây số, làm sao đến với nhau được. Cháu nghĩ thế. Nhưng thật
ra thì ngược lại. Cháu không ngờ được. Cháu nghe kể lại và được biết qua mấy
quyển “Gio Linh – Quê Hương & Kỷ Niệm” thì cháu kính phục bội phần về tình
bạn, tình yêu mến quê hương, tình yêu mến trường lớp, thầy cô của những thế hệ
sáu bảy mươi tuổi như ông bà ngoại. Rồi quý vị thầy tiền bối nữa, nay họ đã
ngoài bảy tám mươi tuổi, rất yêu mến học trò, rất nhiệt tình đến với nhau, tôn
trọng nhau như thế. Có lẽ ý nghĩa sự họp mặt của ông bà ngoại khác hơn. Nó rộng
rãi và mang một ý nghĩa sâu xa hơn nhiều.
Không biết ngày xưa, quý thầy un đúc, dạy dỗ học sinh như thế nào mà bây giờ
người nào cũng sáu mươi tuổi trở lên, vẫn luôn gặp gỡ thăm hỏi, chia sẻ vui buồn,
yêu quý, mến phục nhau như vậy. Không những bạn cùng lớp mà bạn cùng trường, học
cách nhau ba bốn năm vẫn đối đãi vui vẻ, ân cần, trân quý, tình cảm dạt dào hiếm
có.
Được biết trường lớp cũ của ông bà
ngoại học ngày xưa bị chiến tranh tàn phá, không còn nữa, nhưng trong trí tưởng
tượng của cháu, trường của ông bà ngoại học ngày xưa rất oai phong và đẹp đẽ.
Sân trường được tô điểm bằng những cây phượng vĩ đỏ thắm vào mỗi hạ về, những học
sinh rạng rỡ với áo quần trắng, tóc thề thật dễ thương và đẹp đẽ. Quý thầy thì
oai nghiêm, đức độ… Vì vậy mà ai nấy nhớ trường, nhớ lớp, kính quý thầy cô đến
thế. Bạn bè của ông bà ngoại mỗi người một nơi, rải rác khắp các tỉnh, hơn nữa,
bây giờ là Ông, Bà nội ngoại cả rồi mà hễ gặp gở bạn bè hay có những chuyện vui buồn nào đó là
tìm đến nhau, chia sẻ, an ủi, không ngần ngại chần chờ. Mỗi lần ông bà ngoại đi
họp mặt về là thấy tinh thần phấn khởi, vui vẻ hẳn lên.
Trong tư tưởng của ông ngoại (qua thơ
văn ông sáng tác), ông ngoại rất yêu mến quê hương, quý trọng người đồng hương
và bạn bè của mình lắm. Còn chúng cháu thì có lẽ còn trẻ hoặc không có một quê
hương nhất định nên chưa có một khái niệm gì trong đầu về thương nhớ quê hương
cả.
Bạn bè cố tri của ông bà ngoại thường
hay lui tới thăm viếng, điện thoại hỏi thăm sức khỏe của nhau luôn. Gần tết âm
lịch là ông bà ngoại chuẩn bị kế hoạch cho ngày họp mặt rồi. Cháu thấy tư cách,
tác phong và lối sống của những người già như ông bà ngoại và bạn bè ông bà ngoại,
chúng cháu rất bội phục và kính nể vô cùng. Chúng cháu nguyện cố gắng trau dồi
đạo đức, học theo quý ông bà để được trở thành người tốt.
Cháu
ngoại của ông Hoàng Kim Liên :
TRẦN
HOÀNG NGỌC TRÂM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét